10 LỄ HỘI THÁNG GIÊNG

Thứ năm - 06/02/2014 20:39

Trong suốt tháng đầu năm, các vùng miền trên cả nước đều tưng bừng tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn.

Lễ hội bắt chồng, Lâm Đồng

Từ mùng 1 Tết đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội bắt chồng của đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Lễ hội diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu nhà trai đồng ý, lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới. Cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ vợ cất giữ.

nld-9089-1390790556.jpg
Đêm hội bắt chồng ở Lâm Đồng. Ảnh: nld

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, Bình Định

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mê chinh phục.

Lễ hội chùa Hương, Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương năm nay với chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang

VOV_1390648680.jpg
Lễ hội Lồng Tồng được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: VOV

Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Trong ngày này, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm làm ra từ nông nghiệp để dâng lên các vị thần linh, như bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc, xôi ngũ sắc. Ngoài phần lễ, phần hội gắn liền với các trò chơi dân gian luôn được đồng bào và du khách đón đợi như ném còn, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then.

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Phú Yên

Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất, nhưng vào ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem. Ngoài phần đua, lễ hội còn có các trò chơi dân gian sôi động.

Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh

Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Trong ngày khai hội mùng 10 tháng Giêng, lễ hội xuân năm nay ngoài điểm nhấn là công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên khu vực An Kỳ Sinh đã khánh thành, phục vụ nhu cầu chiêm bái, lễ phật của du khách, sẽ có nhiều hoạt động khác như: Lễ cầu an, cầu phúc, tổ chức các chương trình về nguồn…

pystravel-6705-1390790556.jpg
Du khách hành hương lên đỉnh chùa Đồng, Yên Tử. Ảnh: pystravel

Hội cầu ngư, Huế

Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Trò diễn bủa lưới trong hội cầu ngư sẽ được tổ chức trước đình làng. Sau đó là cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công.

Hội Lim, Bắc Ninh

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Hội Đền Trần, Nam Định

Năm nay, lễ hội Đền Trần sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng với hai nghi thức được khôi phục là rước nước và tế cá. Lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng (14/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Nguồn tin: Nguồn: VNExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Luật số: 17/2023/QH15

Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Ngày đăng: 07/11/2024

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,129
  • Tháng hiện tại40,840
  • Tổng lượt truy cập1,700,130
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây