Thừa Thiên Huế: Chuẩn bị rau xanh dịp Tết

Thứ tư - 08/01/2014 21:33

Thừa Thiên Huế: Chuẩn bị rau xanh dịp Tết

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đang đến gần, các hoạt động phục vụ Tết cũng được người dân gấp rút chuẩn bị. Tại Quảng Điền, người dân trồng rau đang tích cực làm đất, xuống giống, chăm sóc các loại rau màu, phục vụ dịp Tết.

 

nguoidanchuanbirautet

Rộn ràng chuẩn bị rau tết

Đi khắp vùng rau Thành Trung, đa phần diện tích rau trong vùng chỉ vừa mới xuống vụ, lứa rau nhanh nhất cũng chừng 10 đến 15 ngày. Những vụ rau này hứa hẹn sẽ kịp phục vụ đúng vào dịp Tết Nguyên đán bởi thường một vụ rau chỉ kéo dài từ 30 đến 40 ngày.

Gần đây, giá rau xanh trên thị trường tăng cao từ 2 ngàn đến 5 ngàn đồng/kg nên thu nhập của bà con trồng rau cũng tăng lên, trung bình một sào rau người dân thu nhập từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/sào. Nguyên nhân giá rau xanh tăng cao là sau đợt lụt vào tháng 11, nhiều diện tích đất trồng rau của người dân bị chìm trong biển nước, không thể đưa vào canh tác; cộng với thời gian này, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, rau chậm phát triển, nguồn cung hạn chế. Nắm bắt được tình hình giá cả thị trường cũng như nhu cầu tăng cao dịp cuối năm, nhiều nông dân tranh thủ trồng thêm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo những bà con trồng rau, rau vụ Tết bán dù giá không cao hơn ngày bình thường là mấy, nhưng bù lại lượng rau bán nhiều gấp 3, 4 lần. Tuy nhiên, rau trồng ở vụ này năng suất thường cao hơn và ít sâu bệnh hơn các vụ khác, vì thế thu nhập cũng cao hơn.

Dựa vào thời điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại rau, bắt đầu từ tháng 11 âm lịch nông dân bắt đầu xuống giống rau cho kịp dịp Tết. Thông thường, su hào phải xuống giống trước Tết hơn 2 tháng, cải ngọt thì 20-25 ngày, mồng tơi 30 ngày, rau xà lách khoảng 1 tháng, ngò 27 ngày... Trên diện tích hơn 2 sào, lúc nào vườn rau của anh Nguyễn Đình Nghệ cũng xanh mướt với đủ các loại, từ rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi, cải thìa, cải thảo, rau dền đến các loại rau gia vị như hành, tía tô, ngò...Nhưng để chuẩn bị vụ rau cho dịp Tết năm nay, anh trồng phần lớn là rau xà lách, cải cúc và một số loại rau gia vị. Hiện nửa sào cải cúc của gia đình anh đang bắt đầu tỉa lứa đầu tiên. Riêng xà lách đã xuống giống được 10 ngày nay, anh đang phơi đất để chuẩn bị cấy ra luống.

Tập trung cho rau sạch

Ngoài Quảng Thành, Quảng Thọ cũng được coi là vựa rau lớn của Quảng Điền. HTX Quảng Thọ 2 có trên 37 ha trồng rau màu các loại, trong đó có 30 ha được quy hoạch và người dân cam kết trồng rau sạch theo hướng Vietgap. HTX đã xây dựng và đăng ký thương hiệu "Trà rau má Quảng Thọ", xây dựng cơ sở thu mua, sản xuất và chế biến rau má.

Trước đây theo thói quen canh tác, hễ phát hiện rau mang mầm bệnh, bà con đều sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại phân bón hoá học. Tuy nhiên, từ sau khi Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền triển khai dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap". Huyện Quảng Điền chọn HTX Kim Thành (Quảng Thành) và HTX Quảng Thọ 2 (Quảng Thọ) làm điểm với 3,4 ha. Người dân đựơc tập huấn các kỹ thuật để đảm bảo các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân hoá học. Từ đây, bà con quan tâm nhiều hơn đến việc sản xuất rau an toàn, hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc làm này không những giảm được chi phí sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh những kỹ thuật được cán bộ hướng dẫn, người trồng rau còn có những bí quyết riêng để có những bó rau an toàn đến tay người tiêu dùng. Trong đó, cách được nhiều bà con áp dụng là tăng cường các biện pháp diệt trừ sâu bệnh bằng phương pháp thủ công hoặc bón phân sinh học. Khâu làm đất được chú trọng nhất. Sau mỗi vụ rau, nhà nào cũng dành một khoảng thời gian nhất định để phơi đất, cho đất nghỉ ngơi trước khi bắt đầu vụ mới.

"Mặc dù dự án phát triển rau sạch theo hướng Vietgap đã kết thúc nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bà con tiếp tục phát triển. Nhất là thời điểm giáp tết, vấn đề an toàn thực phẩm luôn đựơc người tiêu dùng quan tâm thì người trồng rau càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, thời gian cách ly thuốc để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng". Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành trao đổi thêm với chúng tôi về vấn đề này.

 


Nguồn tin: Theo Báo Thừa Thiên Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

Số: 504/LMHTX

Về tạo điều kiện kết nối Cung cầu tiêu thụ sản phẩm

Ngày đăng: 24/04/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,053
  • Tháng hiện tại59,767
  • Tổng lượt truy cập1,488,410
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây