HTX DICH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐẠI PHONG: LÁ CỜ ĐẦU Ở QUẢNG BÌNH

Thứ sáu - 26/02/2016 02:02

HTX DICH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐẠI PHONG: LÁ CỜ ĐẦU Ở QUẢNG BÌNH

HTX Dịch vụ nông nghiệp Đại Phong ở xã Phong Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã có bề dày thành tích trong phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp từ những năm 1960 của thế kỷ XX.
      Phát huy truyền thống từng là lá cờ đầu của các HTX nông nghiệp trong cả nước, sau 3 năm thực hiện Kết luận 56 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), Đại Phong luôn là một trong những mô hình dẫn đầu của tỉnh Quảng Bình trong việc thực hiện đổi mới và phát triển HTX theo Luật HTX 2012.

Tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh

        Ra đời vào năm 1958, với lịch sử đáng tự hào của gần 60 năm hình thành và phát triển, hiện nay, HTX có 2.193 thành viên, chuyên sản xuất và cung ứng lúa gạo và thóc giống trên toàn tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung bộ.

Trong điều kiện đa phần các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung vẫn đang gặp khó trong việc chuyển đổi hoạt động từ mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình kiểu mới theo Luật HTX 2012, cũng như gặp một số khó khăn “muôn thưở” về vốn và đầu ra cho sản phẩm, thì trong những năm qua, Đại Phong luôn là một trong những HTX tiên tiến điển hình, mô hình điểm để nhân rộng của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình.

Sở dĩ có được thành tích đáng khích lệ trên, ngoài điểm tựa truyền thống lịch sử, quan trọng nhất là HTX Dịch vụ nông nghiệp Đại Phong đã tìm ra được hướng đi cho riêng mình, theo lộ trình chuyên môn hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp.

        Ông Nguyễn Cao Thành, Chủ nhiệm HTX Đại Phong, cho biết: “Muốn phát triển, trước hết phải xác định được sản phẩm thế mạnh để tập trung sản xuất. Trong nông nghiệp, công tác về cây giống là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Vì vậy, chiến lược phát triển của Đại Phong được định hình dựa trên việc sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng có năng suất chất lượng cao”.

        Được biết, hàng năm HTX đều đăng ký mua thêm các loại giống cây trồng mới cho năng suất cao hơn. Đặc biệt, HTX đã ký hợp đồng với công ty Giống cây trồng Quảng Bình để sản xuất 70 ha giống nguyên chủng, hiện tại đã nhập cho công ty 250 tấn thành phẩm, đem lại trên 300 triệu đồng lợi nhuận cho xã viên. Bên cạnh đó, HTX sẽ giữ lại những bộ giống lúa có chất lượng cao cho xã viên làm giống để thay thế dần các giống có chất lượng thấp.

        Trong quá trình sản xuất các giống mới, kỹ thuật gieo trồng, chăm bón và cách thức phòng trừ các loại sâu bệnh luôn được Ban Quản trị HTX hết sức lưu tâm bằng cách duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với trạm bảo vệ thực vật, khuyến nông huyện.

Trong mỗi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng đều có cán bộ khuyến nông huyện bám sát và theo dõi sát sao, trực tiếp tập huấn thị phạm cho xã viên ngay tại thực địa. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các chủ dịch vụ và xã viên trong HTX gặp khó khăn về vốn, HTX đã tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ mua vật tư, lân đạm, thuốc sâu, giống phục vụ sản xuất

Sản xuất và cung ứng các loại lúa giống có năng suất cao là hướng đi ở HTX Đại Phong 

Định hướng cho tương lai

         Theo số liệu thống kê của huyện Lệ Thủy, tính đến hết năm 2015, tổng số vốn tích lũy của HTX Đại Phong đạt 2,8 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn tích lũy để tái sản xuất qua hằng năm đạt 995 triệu đồng. Hằng năm, HTX trích từ lãi hoạt động sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ, nâng cao chế độ phúc lợi xã hội cho từng thành viên trong HTX với tổng số tiền mỗi năm là hơn 100 triệu đồng.

        Đánh giá về hoạt động của HTX, ông Nguyễn Văn Vương - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lệ Thủy, nhấn mạnh: “Đại Phong là một HTX dịch vụ nông nghiệp mạnh bởi đã xác định và tập trung vào “làm mạnh” các sản phẩm nông nghiệp mang tính thiết yếu và có sự chuyên môn hóa cao. Đó là việc cung ứng các loại giống có chất lượng mang tính hàng hóa phù hợp với vùng đất Đại Phong. Đây là cách làm sáng tạo, thể hiện tư duy đột phá thoát ra khỏi chức năng đơn thuần của một HTX dịch vụ nông nghiệp chỉ phục vụ và cung ứng các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Việc tập trung sản xuất một sản phẩm thế mạnh với nguồn đầu ra ổn định là tiền đề để Đại Phong hòa nhập với thị trường và có những bước trưởng thành mới”.

          Trao đổi với Thời Báo Kinh Doanh, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy - ông Lê Văn Bảo, cho biết: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (nhiệm kỳ 2015 - 2020) xác định cần tập trung đẩy mạnh xây dựng phát triển nông thôn theo định hướng CNH-HĐH. Trong đó, nhấn mạnh đến sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa, mở rộng các hình thức hợp tác nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chú trọng phát triển ngành nghề dịch vụ trong nông thôn. Mô hình HTX sản xuất như Đại Phong hiện tại cần tiếp tục phát huy, nhân rộng bởi nó đang đi đúng hướng và còn có tiềm năng phát triển lớn ở tương lai”.

Nguồn tin: thoi bao kinh doanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luật số: 17/2023/QH15

Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Ngày đăng: 07/11/2024

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay1,358
  • Tháng hiện tại39,675
  • Tổng lượt truy cập1,698,965
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây