Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 26/03/2017 22:07

Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để kinh tế tập thể đi vào chiều sâu và phát triển đúng hướng, cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp.
           Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chương trình lớn, được triển khai nhằm phát triển nông thôn toàn diện. Trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí NTM, việc nâng cao thu nhập cho người dân luôn là vấn đề được các cấp, ngành, địa phương coi trọng, đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.

Thực tiễn xây dựng NTM ở tỉnh ta thời gian qua đã khẳng định, sản xuất nông nghiệp theo hình thức cá thể của người nông dân, bên cạnh những hiệu quả thiết thực đem lại, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, cũng bộc lộ dần những nhược điểm trước nền kinh tế thị trường hiện nay, bởi hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh còn thấp.


                  Mô hình hoạt động của HTX
 

            Ngược lại, kinh tế tập thể (KTTT) nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện cho người nông dân, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.

         Xác định rõ tầm quan trọng của KTTT, thời gian qua, việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ngành trong khu vực.

         Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 258 HTX, thu hút hơn 120.500 thành viên và hơn 4.000 lao động trực tiếp. Nhiều HTX đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mạnh dạn đầu tư, mua sắm máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, nhiều mặt hàng đã vươn ra thị trường ngoài tỉnh. Nổi bật có HTX nón lá Mỹ Trạch, HTX mây xiên Quảng Phương, HTX bánh mè xát Tân An, HTX nón lá Quy Hậu, HTX chế biến nước mắm Xuân Hồng...

        Ngoài HTX, tỉnh ta cũng hiện có 623 tổ hợp tác (tăng 438 tổ so với năm 2015). Các THT hoạt động cụ thể ở các lĩnh vực như: trang trại, trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, lâm nghiệp, khai thác thủy sản... Qua hoạt động của mình, các Tổ hợp tác đã giúp nhau vay vốn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân. Đặc biệt, các tổ hợp tác khai thác trên biển đã phát huy hiệu quả, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, tìm kiếm ngư trường, cùng khai thác, tiêu thụ sản phẩm.

          Tuy nhiên, dù vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM đã được khẳng định, trên thực tế, con đường phát triển của KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn đang gặp không ít khó khăn, trở ngại. Trước tiên, đó là nhận thức từ các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về HTX và phát triển HTX còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do tập tục sản xuất nhỏ lẻ của người dân nên khi tham gia vào HTX, đa số bà con chưa thực sự mạnh dạn trong việc đầu tư, góp vốn, huy động nguồn nhân lực để đảm đương quá trình phát triển của thành phần kinh tế quan trọng này.

Chưa kể, hầu hết các HTX đều rất khó khăn về vốn hoạt động, chưa tiếp cận được nhiều với các tổ chức tín dụng, thiếu thông tin tư vấn về chính sách tín dụng và không có tài sản thế chấp; phần lớn các HTX không có trụ sở, nhà xưởng sản xuất ổn định; không có đất thuê lâu dài, điều đó đồng nghĩa với việc các HTX chưa thể yên tâm đầu tư đổi mới công nghệ, hiệu quả sản xuất chưa cao...

         Trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay, vị trí và vai trò của kinh tế HTX lại càng được đặt ra quan trọng hơn bao giờ hết. Để KTTT phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, cần phát huy hơn nữa vai trò của cấp uỷ đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách có liên quan.

           Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh; có cơ chế chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ HTX để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

            Đồng thời, cần từng bước tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến HTX, như: về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX, khuyến khích và hỗ trợ các HTX phát triển dịch vụ tín dụng nội bộ, hỗ trợ HTX vay vốn, xem xét bổ sung hướng dẫn về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX...

Nguồn tin: Từ Báo Quảng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

Số: 504/LMHTX

Về tạo điều kiện kết nối Cung cầu tiêu thụ sản phẩm

Ngày đăng: 24/04/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay20,998
  • Tháng hiện tại66,081
  • Tổng lượt truy cập1,161,284
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây