Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình: Hướng phát triển các HTX trồng nấm

Thứ hai - 26/05/2014 04:09
Mới đây, HTX nấm Nhật Minh (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình) tổ chức đại hội thành lập mới và trở thành mô hình HTX thứ 2 của xã, thứ 3 của huyện và thứ 7 của tỉnh Ninh Bình, đến nay chuyên sản xuất, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trồng, chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nấm các loại.
Ninh Bình là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm. Bởi, nguyên liệu làm nấm ở tỉnh đều rất dễ kiếm và dễ sử dụng, chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa và các phế thải khác của các ngành sản xuất nông, công, lâm nghiệp. Về mặt kỹ thuật, quá trình sản xuất nấm không phức tạp, mà tốc độ sinh trưởng nấm khá nhanh.
Từ mô hình THT nấm
Theo Phòng Nghiệp vụ (Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình), thực tế trồng nấm từ nhiều năm nay ở tỉnh đã phát sinh bất cập. Bởi đa số nông dân hay thành viên các tổ hợp tác (THT), HTX chỉ trồng nấm lúc nông nhàn, dẫn đến việc cung cấp sản phẩm nấm ăn không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường. Đáng lưu ý, do thiếu sự liên kết giữa người nông dân, HTX và doanh nghiệp, nên dẫn tới tình trạng lượng nấm làm ra chỉ bán nhỏ lẻ, thường bị ép giá.
Xuất phát từ thực trạng trên, tháng 5/2008, THT trồng nấm Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh) đã ra đời, lúc đầu có 15 thành viên là các hộ nông dân cùng nghề trồng nấm rơm, do ông Phạm Văn Thơ làm tổ trưởng. Mục tiêu THT này là hỗ trợ cho các hộ thành viên trồng và tiêu thụ nấm có lề lối tổ chức hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thực sự góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động ở nông thôn.
Qua quá trình hoạt động, THT trồng nấm Khánh Nhạc được Liên minh HTX tỉnh và chính quyền các cấp quan tâm thường xuyên chăm lo giúp đỡ, cụ thể như mời cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất nấm đạt chất lượng… Đáng kể, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ 50% kinh phí mua máy băm rơm, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất nấm phát triển.

Sản xuất nấm ở THT Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình)
Đặc biệt, THT đã thống nhất huy động các lao động trong Tổ, sẵn sàng hỗ trợ từng hộ thành viên ở các khâu làm nấm cần sử dụng nhiều lao động… Nhờ vậy, hầu hết các hộ thành viên tham gia THT đều bảo đảm quy trình kỹ thuật mà không phải thuê thêm lao động bên ngoài. THT cũng chủ động cùng họp với hộ thành viên để xem xét và khắc phục tình huống nấm bị bệnh. Nếu gặp sự cố lớn, THT kịp thời liên hệ với Liên minh HTX tỉnh và các cơ quan chuyên môn liên quan, để tìm giải pháp khắc phục kịp thời.
Đến nhiều HTX nấm ra đời
Ninh Bình là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm. Bởi, nguyên liệu làm nấm ở tỉnh đều rất dễ kiếm và dễ sử dụng, chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa và các phế thải khác của các ngành sản xuất nông, công, lâm nghiệp. Về mặt kỹ thuật, quá trình sản xuất nấm không phức tạp, mà tốc độ sinh trưởng nấm khá nhanh.
Từ mô hình THT nấm
Theo Phòng Nghiệp vụ (Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình), thực tế trồng nấm từ nhiều năm nay ở tỉnh đã phát sinh bất cập. Bởi đa số nông dân hay thành viên các tổ hợp tác (THT), HTX chỉ trồng nấm lúc nông nhàn, dẫn đến việc cung cấp sản phẩm nấm ăn không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường. Đáng lưu ý, do thiếu sự liên kết giữa người nông dân, HTX và doanh nghiệp, nên dẫn tới tình trạng lượng nấm làm ra chỉ bán nhỏ lẻ, thường bị ép giá.
Xuất phát từ thực trạng trên, tháng 5/2008, THT trồng nấm Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh) đã ra đời, lúc đầu có 15 thành viên là các hộ nông dân cùng nghề trồng nấm rơm, do ông Phạm Văn Thơ làm tổ trưởng. Mục tiêu THT này là hỗ trợ cho các hộ thành viên trồng và tiêu thụ nấm có lề lối tổ chức hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thực sự góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động ở nông thôn.
Qua quá trình hoạt động, THT trồng nấm Khánh Nhạc được Liên minh HTX tỉnh và chính quyền các cấp quan tâm thường xuyên chăm lo giúp đỡ, cụ thể như mời cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất nấm đạt chất lượng… Đáng kể, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ 50% kinh phí mua máy băm rơm, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất nấm phát triển.

Sản xuất nấm ở THT Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình)
Đặc biệt, THT đã thống nhất huy động các lao động trong Tổ, sẵn sàng hỗ trợ từng hộ thành viên ở các khâu làm nấm cần sử dụng nhiều lao động… Nhờ vậy, hầu hết các hộ thành viên tham gia THT đều bảo đảm quy trình kỹ thuật mà không phải thuê thêm lao động bên ngoài. THT cũng chủ động cùng họp với hộ thành viên để xem xét và khắc phục tình huống nấm bị bệnh. Nếu gặp sự cố lớn, THT kịp thời liên hệ với Liên minh HTX tỉnh và các cơ quan chuyên môn liên quan, để tìm giải pháp khắc phục kịp thời.
Đến nhiều HTX nấm ra đời

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

Số: 504/LMHTX

Về tạo điều kiện kết nối Cung cầu tiêu thụ sản phẩm

Ngày đăng: 24/04/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,410
  • Tháng hiện tại44,003
  • Tổng lượt truy cập1,214,402
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây