Tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm với tàu Việt Nam

Thứ hai - 12/05/2014 04:41
Hôm 8/5, tàu tuần tiễu và hộ vệ tên lửa của Trung Quốc tiếp tục cản trở hoạt động làm nhiệm vụ của tàu Việt Nam tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho hay.
Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam choTuổi trẻ hay, tối 8/5 Trung Quốc giữ nguyên số lượng các loại tàu và máy bay tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những vậy, các tàu Trung Quốc tiếp tục va quẹt, kè ngăn chặn tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. 

Trong ngày 8/5, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu này thường xuyên cản trở tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ.

Vị trí giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Bấm vào hình xem inforgraphic)

Vị trí giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Bấm vào hình xem infographic)

Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Quân cảng Đà Nẵng) nói trên Pháp luật TP HCM  rằng, các tàu hư hỏng của cảnh sát biển đã được đưa vào sửa chữa, các tàu khác được tăng cường ra để tiếp tục đấu tranh buộc tàu và giàn khoan Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam. 

“Tình hình ngày 8/5 chưa có chuyển biến gì nhiều. Chúng ta đấu tranh buộc họ rút nhưng họ vẫn bám trụ. Giàn khoan của họ không di chuyển. Việc đấu tranh này sẽ cần thêm thời gian”, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết cho hay.

Theo Cảnh sát biển Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia bảo vệ giàn khoan DH 981 trong các ngày 2 và 3/5 là khoảng 40 tàu.  Đến ngày 7/5, Trung Quốc huy động cùng lúc 80 tàu và nhiều máy bay hoạt động trên khu vực. Khi tàu Việt Nam ra kiểm tra, tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã có hành động hung hăng, đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công làm tàu Việt Nam hư hỏng, gây thương tích cho 6 thủy thủ.

Trước đó, ngày 1/5, giàn khoan HD 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Ngày 2/5, giàn khoan HD 981 được neo tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

Theo Cục Hải sự Trung Quốc, việc hạ đặt giàn khoan này để "khoan thăm dò thềm lục địa" đồng thời cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.

csb5-9622-1399613397.jpg

Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị hư hại sau các cú đâm thẳng của tàu Trung Quốc, được kéo về sửa chữa tại Đà Nẵng. Ảnh:Văn Nguyễn.

Tại cuộc họp báo quốc tế tổ chức tại Hà Nội hôm 7/5, Việt Nam khẳng định khu vực giàn khoan HD 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. 

Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. 

Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan HD 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối.

Mỹ, Nhật đã lên tiếng coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, khiến tình hình trên Biển Đông leo thang căng thẳng.

Đây được đánh giá là khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung. Nhiều học giả cho rằng, bước đi của Trung Quốc đang thể hiện rõ mục tiêu độc chiếm Biển Đông.

Nguồn tin: Theo VnExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luật số: 17/2023/QH15

Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Ngày đăng: 07/11/2024

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay935
  • Tháng hiện tại39,252
  • Tổng lượt truy cập1,698,542
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây