Trồng ớt sừng trâu lời gấp 10 lần trồng lúa

Thứ ba - 30/07/2013 04:56

Trồng ớt sừng trâu lời gấp 10 lần trồng lúa

Thực hiện cơ cấu chuyển đổi cây trồng, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã đầu tư trồng ớt thay cây lúa, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn.
Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.
Mô hình trồng ớt sừng trâu đem lại thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa ở tỉnh Trà Vinh.

Hiện tại với 1 công đất trồng (1.000m2), cứ cách khoảng 2 ngày anh thu hái một lần được 30kg ớt sừng vàng châu Phi, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết các loại chi phí, anh còn lãi hơn 50 triệu đồng/2 vụ/năm. Có lúc cao điểm như dịp tết, ớt sừng vàng bán được giá đến 35.000 đồng/kg, làm gia đình anh rất phấn khởi, cuộc sống từ đó ổn định hơn.

Nông dân ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng nổi tiếng với mô hình trồng ớt làm giàu khá bài bản, thành lập hẳn một tổ hợp tác trồng ớt với hơn 25 thành viên. Ban đầu, gia đình anh Phạm Văn Hơn có 3 công đất trồng lúa không hiệu quả. Anh đã tham gia vào tổ hợp tác và chuyển đổi sang trồng giống ớt sừng trâu F1 châu Phi. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 2,5 tháng, gia đình anh thu hoạch hơn 2 tấn quả/công, thu gần 60 triệu đồng tiền lãi.

Gần đó có gia đình anh Phạm Phú Yên cũng tham gia vào tổ hợp tác trồng ớt với 1 công đất. Vụ này anh thu hoạch hơn 2,1 tấn quả/công, sau khi trừ chi phí, gia đình anh lãi khoảng 20 triệu đồng/vụ (3 tháng), cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Anh cho biết: “Khi trồng ớt, gia đình tôi có sử dụng màng phủ đem lại nhiều lợi ích như tránh được sâu bệnh, ít hao phân, thuốc trừ sâu...”.

Để đảm bảo cho các thành viên trong tổ hợp tác trồng ớt đạt hiệu quả kinh tế cao, tổ thường xuyên duy trì họp mặt các thành viên để đưa ra lịch thời vụ trồng bằng hình thức xoay vòng giữa các hộ trong tổ, tránh tình trạng dội chợ và liên kết với doanh nghiệp ở Cần Thơ thu mua toàn bộ sản phẩm.

Anh Huỳnh Văn Giàu - Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè cho biết: “Để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế gia đình, xã đã vận động thành lập tổ hợp tác trồng ớt, nhằm giúp cho các hộ nông dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa vào sản xuất. Mô hình này hiện đang đạt hiệu quả khá cao, cho thu nhập gấp 8 - 10 lần trồng lúa. Xã sẽ tạo điều kiện cho tổ hợp tác trồng ớt tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT để nhân rộng mô hình”.

Nguồn tin: danviet

Luật số: 17/2023/QH15

Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Ngày đăng: 07/11/2024

04/CT-UBND

Chỉ thị về việc tăng cường vai trò của các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế tập thể và mô hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 03/08/2022

124/2021/TT-BTC

Thông tư 124/2021/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025

Ngày đăng: 13/06/2022

6447/VPCP-NN

tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật

Ngày đăng: 08/06/2022

 
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay1,155
  • Tháng hiện tại39,472
  • Tổng lượt truy cập1,698,762
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây